Marketing du lịch ngày nay không chỉ đơn thuần là việc quảng bá và bán sản phẩm du lịch mà còn bao gồm việc tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, mô hình 9P trong marketing du lịch đã được phát triển, mở rộng từ mô hình 4P truyền thống. Bài viết này sẽ đi sâu vào chi tiết cách áp dụng mô hình 9P trong marketing du lịch để giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược của mình.
Mô hình 9P trong marketing là gì?
Sự ra đời của Internet và mạng xã hội thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của ngành marketing trên thế giới. Các doanh nghiệp phải thay đổi, bổ sung cách tiếp thị sản phẩm dịch vụ tới người tiêu dùng. Mô hình Marketing mix với 4 chữ P của E. Jerome McCarthy đã được tinh chỉnh và mở rộng thêm thành nhiều mô hình mới hiện đại hơn, để phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội.
9P cũng được coi là một phiên bản mở rộng của chiến lược marketing mix truyền thống. Các yếu tố mới của mô hình 9P là phần quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
9P trong marketing ra đời từ việc cần một cấu trúc Marketing thích nghi, đáp ứng được nhiều điều kiện kinh doanh mới.
Việc xác định các công cụ này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định và kế hoạch có hệ thống, đảm bảo phát triển điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của sản phẩm/dịch vụ và doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn và thích ứng hơn trên thị trường. Song song với đó, mô hình này giúp cải thiện sự hợp tác giữa các phòng ban và đối tác bên ngoài.
Phân tích mô hình 9P trong marketing du lịch
Sản Phẩm (Product)
Sản phẩm của bạn nên phục vụ rõ ràng các nhu cầu cụ thể của khách hàng. Bạn cần phải cụ thể hoá những nhu cầu đó là gì. Và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có gì khác biệt để đáp ứng những nhu cầu đó. Một sản phẩm du lịch tốt sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo được lòng tin, sự hài lòng của khách hàng.
Các sản phẩm du lịch có thể kể đến như: Các tour du lịch, nơi lưu trú: phòng nghỉ của khách sạn, resort, homestay,… Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đưa đón du khách, tàu, thuyền, vé máy bay, visa,…
Sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố sau:
- Chất lượng: Sản phẩm du lịch cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Điều này đòi hỏi sản phẩm du lịch của doanh nghiệp phải được thiết kế và cung cấp đầy đủ các tiện ích và dịch vụ. Ví dụ như chỗ ở, đồ ăn uống, vui chơi giải trí và các hoạt động du lịch khác.
- Sự đa dạng: Một sản phẩm du lịch đa dạng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp du lịch cần phát triển nhiều sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu và sở thích của từng tệp khách hàng khác nhau.
- Thương hiệu: Sự tin tưởng và quyết định của khách hàng sẽ phụ thuộc vào thương hiệu của các sản phẩm du lịch. Do đó, phát triển và quảng bá thương hiệu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả là điều cần thiết cho doanh nghiệp du lịch.
Giá cả (Price)
Giá cả của ngành du lịch thường không cố định mà dao động theo từng thời điểm nhất định trong năm.
Mùa cao điểm là thời điểm “hot” nhất để khách hàng đi du lịch, nên giá tour có thể đẩy lên cao nhất để cạnh tranh cùng các đối thủ. Mùa thấp điểm là mùa vụ khách hàng ít có nhu cầu hơn nên đây là lúc áp dụng nhiều chính sách giá ưu đãi nhằm thu hút khách hàng. Mùa giao là giai đoạn giao giữa mùa thấp điểm và mùa cao điểm. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp lữ hành mạnh tay truyền thông, quảng bá du lịch nên giá sẽ dao động tùy vào chiến lược của từng doanh nghiệp.
Để xác định giá của các tour, các dịch vụ mà công ty du lịch cung cấp, doanh nghiệp cần xác định mức giá nào mà khách hàng mục tiêu chấp nhận chi trả. Dựa trên các yếu tố sau:
- Chi phí của sản phẩm: (gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi)
- Giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
- Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn: nghiên cứu thị trường khách hàng mục tiêu nhắm đến, xác định khách hàng có thể chi tiêu trong tầm giá nào.
Kênh phân phối (Place)
Địa điểm đề cập đến việc mọi người mua sản phẩm của bạn ở đâu và như thế nào. Hiện nay, đại lý du lịch không còn là phương tiện duy nhất để phân phối sản phẩm du lịch. Công nghệ như một cuộc cách mạng làm mở rộng thị trường phân phối sản phẩm.
Thị trường này bao gồm tất cả các cửa hàng trực tuyến. Nơi người tiêu dùng có thể mua sản phẩm của bạn. Chẳng hạn như trình duyệt web, ứng dụng trên điện thoại thông minh…
Đối với tiếp thị du lịch, địa điểm thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào doanh nghiệp. Ví dụ, Airbnb hay Booking.com là nền tảng số. Một số doanh nghiệp lữ hành đa dạng hóa chiến lược đặt chỗ bằng nhiều cách. Ví dụ như cho phép khách đặt dịch vụ thông qua đại lý du lịch đối tác, trang web riêng hoặc qua điện thoại. Để thiết lập chiến lược phù hợp cho ‘vị trí’ trong tiếp thị du lịch, bạn phải xem xét hành trình của khách hàng.
Các kênh trực tuyến phổ biến trong marketing du lịch
Các kênh trực tuyến phổ biến bao gồm OTA (Online Travel Agent – đại lý du lịch trực tuyến) và Tripadvisor.
OTA cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trọn gói. Từ gói tour, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, vé các dịch vụ vui chơi và các dịch vụ liên quan khác trực tuyến.
Tripadvisor là một trang web đánh giá du lịch. Trang web cung cấp đầy đủ thông tin. Chẳng hạn như các địa điểm du lịch, chia sẻ kinh nghiệm, phản hồi từ khách hàng. Đây là nơi được khách hàng tìm kiếm để có được thông tin về các địa điểm du lịch trên thế giới.
Quảng bá ( Promotion)
Quảng bá bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng và chiến lược khuyến mại. Mục tiêu của việc quảng bá một dịch vụ là tiết lộ cho khách hàng tiềm năng lý do tại sao họ cần nó. Và tại sao họ nên trả một mức giá nhất định cho nó.
Các câu hỏi bạn cần trả lời trước khi tiến hành chiến lược khuyến mãi:
- Bạn muốn truyền tải thông điệp gì?
- Định vị thương hiệu của bạn là gì?
- Đối tượng mục tiêu của chiến lược này là ai?
- Nơi bạn gửi thông điệp tiếp thị của mình đến đối tượng là ở đâu?
- Khi nào là thời điểm tốt nhất để quảng bá?
Trong 9P trong marketing, việc quảng bá sản phẩm trong một chiến lược truyền thông marketing mix thường được triển khai dựa trên 8 công cụ truyền thông.
Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là cách một người bán hàng cố gắng gia tiếp nhằm hỗ trợ hoặc thuyết phục một khách hàng mua sản phẩm. Hoặc người bán cố gắng tạo ảnh hưởng đến hành động mua hàng trong tương lai. Đây là một trong những công cụ truyền thông hiệu quả nhất giúp xây dựng niềm tin của khách hàng và thúc đẩy đưa ra quyết định mua.
Quảng cáo
Quảng cáo bao gồm mọi hình thức truyền thông gián tiếp, mang tính đại chúng. Các kênh quảng cáo có khả năng tiếp cận. Từ đó, chúng có vai trò thuyết phục, cung cấp thông tin, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhận thức của người tiêu dùng.
Khuyến mãi
Khuyến mãi là biện pháp thúc đẩy hành vui mua hàng của khách hàng. Hành động nằm nhằm thúc đẩy việc dùng thử hoặc mua sản phẩm ngay lập tức. Hoạt động này thường diễn ra trong khoảng thời gian cố định và tương đối ngắn.
Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Direct Marketing là phương thức sử dụng phương tiện truyền thông để thương hiệu thu hút và có thể tương tác trực tiếp với khách hàng. Marketing trực tiếp có 2 nhóm chính.
- Nhóm truyền thống như gửi Brochure/ catalogue, gửi thư trực tiếp (Direct mail), tiếp thị qua điện thoại (Telemarketing), phiếu giảm giá …
- Nhóm hiện đại là thư điện tử (Email Marketing), tin nhắn (SMS Marketing) và các kênh Social Media.
Tổ chức sự kiện, xây dựng trải nghiệm
Việc tổ chức các sự kiện sẽ giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý và quan tâm từ công chúng, giới truyền thông và khách hàng mục tiêu. Đây là một công cụ không thể thiếu giúp hoạt động quảng bá, xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Quan hệ công chúng (PR)
Là truyền thông phi cá nhân mà không phải trả chi phí một cách trực tiếp hoặc thông qua một hoạt động tài trợ. Các hoạt động quan hệ công chúng chủ yếu nằm ở việc tài trợ các sự kiện, booking báo chí…
Ấn phẩm truyền thông
Là các ấn phẩm in ấn phục vụ mục đích truyền thông của doanh nghiệp. Những tài liệu này thường có cách thể hiện trình bày rất đa dạng. Mỗi ấn phẩm sẽ được thiết kế phù hợp với từng đối tượng. Và chúng được sử dụng trong vài thời điểm khác nhau như:
- Brochure thường được sử dụng để phát khi gặp gỡ trực tiếp người tiêu dùng. Với mục tiêu khơi gợi mong muốn mua hàng.
- Catalog lại được thiết kế như một cuốn tài liệu. Catalog cung cấp cho khách hàng cái nhìn chi tiết về sản phẩm. Ấn phẩm này thường được gửi qua đường bưu điện hoặc phát tại điểm bán.
- Profile với nội dung giới thiệu về công ty. Hình thức này thường ưu tiên được sử dụng trong các buổi gặp gỡ trực tiếp.
People (Con người)
Nhân lực trở thành yếu tố cốt lõi nhất không chỉ trong một chiến lược mà còn trong mọi hoạt động của công ty.
Đặc biệt khi dịch vụ của ngành du lịch là hoạt động trao đổi lợi ích giữa người với người. Ban lãnh đạo cần có những chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực một cách hợp lý. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn cao, tận tình và thông thạo ngoại ngữ. Những yếu tố này mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái nhất trong mọi chuyến đi.
Process (Quy trình thực hiện)
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn kinh doanh trơn tru, đề cần thiết lập một quy trình chuyên nghiệp và bài bản. Do vậy, doanh nghiệp nên xây dựng cho công ty một quy trình ứng xử chuẩn chỉ. Quy trình này sẽ là kim chỉ nan để nhân viên theo dõi và thực hành. Điều này giúp quá trình phục vụ khách hàng trở nên thuận lợi hơn. Bởi họ sẽ biết cách xử lý các vấn đề mỗi khi có thắc mắc hay khiếu nại. Và nhân viên thì sẽ biết cách để tiếp nhận và xử lý khiếu nại cho khách hàng.
- Dịch vụ khách hàng: Những quy trình và hệ thống để cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
- Phân phối từ đầu đến cuối: Các quy trình cần được tối ưu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Đối với ngành du lịch thì là từ lúc tư vấn dịch vụ tới khi kết thúc quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng. Đồng thời các biện pháp bảo vệ sản phẩm và giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn trong quá trình cũng cần được đề xuất thỏa đáng.
- Phản hồi: Quy trình thu thập những phản hồi khách hàng và tận dụng những đề xuất tích cực để cải tiến dịch vụ và sản phẩm.
- Điều khoản dịch vụ: Bao gồm tất cả các điều kiện áp dụng cho khách hàng khi thực hiện mua sản phẩm. Cách này giúp hạn chế rủi ro khi có sự cố không may xảy ra. Và từ đó giúp đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên.
Physical Evidence (Cơ sở vật chất)
Trải nghiệm thực tế của khách hàng là dữ liệu quan trọng cần được thu thập. Bởi dữ liệu này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình vận hành sản phẩm trong tương lai. Yếu tố này đặc biệt hữu ích khi khách hàng mới tìm hiểu thông tin để quyết định trước khi trả tiền cho sản phẩm.
Độ phủ sóng rộng sẽ giúp doanh nghiệp lữ hành được nhiều khách hàng biết đến. Từ đó, gia tăng khả năng tiếp nhận của các khách h. Không những thế, doanh nghiệp còn cần sở hữu hệ thống phương tiện vận chuyển tiện nghi và đa dạng.
Performance (Hiệu suất)
Hiệu suất của một doanh nghiệp lữ hành dựa trên lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Đồng thời, hiệu suất của một thương hiệu cũng được đánh giá dựa trên sản phẩm và trải nghiệm. Ở sản phẩm, doanh nghiệp đã tối ưu và cung cấp được sản phẩm, dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng hay chưa. Còn đối với góc độ trải nghiệm thì trải nghiệm của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm chính là câu trả lời xác đáng nhất.
Các yếu tố này sẽ hình thành nên khả năng làm việc độc lập, kết nối thêm nhiều hệ thống dịch vụ cũng như danh tiếng, sự phát triển của doanh nghiệp.
Profitability (Lợi nhuận)
Tỷ suất lợi nhuận là yếu tố phản ánh tỷ suất sinh lời. Thường được dùng để đánh giá mức độ kiếm tiền, khả năng tăng trưởng. Cũng như xác định các chi phí không cần thiết doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận thể hiện phần trăm doanh thu thuần. Đây là phần đã được chuyển đổi thành lợi nhuận. Sau khi trừ đi tất cả chi phí. Ví dụ như chi phí quản lý, bán hàng, lãi vay, khấu hao và thuế.
Thông thường, các doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh sẽ có tỷ suất lợi nhuận âm. Sau đó khi việc kinh doanh dần có kết quả và đạt điểm hòa vốn. Tỷ suất mới bắt đầu dương.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận cụ thể như sau:
Tỷ suất lợi nhuận = (Tổng doanh thu thuần – Tổng chi phí) / Tổng doanh thu thuần
Giữa các ngành hàng khác nhau, tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ khác nhau. Các chuỗi bán hàng lớn có thể có tỷ suất thấp hơn do khối lượng đơn hàng nhiều. Ngược lại, những doanh nghiệp nhỏ và độc lập cần tỷ suất cao để trang trải các khoản phí.
Một mô hình Performance Marketing Agency tinh gọn và thực chiến tốt mà bạn có thể tham khảo
Nếu bạn chưa chắc chắn về các kiến thức trong Performance cho branding, bạn có thể tham khảo các dịch vụ của Agency – Solo Media. Solo Media tự hào là Marketing Agency với giải pháp Performance Marketing hiệu quả. Với quy trình triển khai Marketing thực chiến là:
- Lập kế hoạch marketing chi tiết với KPI từng chỉ số chuyển đổi.
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu trên Fanpage.
- Tối ưu nội dung bài đăng chạy quảng cáo trên Fanpage.
- Phân tích hành vi khách hàng – xác định đúng mục tiêu giúp tối ưu chi phí & tối đa đơn đặt hàng.
Với mục tiêu chuyển đổi là mục tiêu số 01 của Solo Media – Performance Marketing Agency. Và đây cũng là mục tiêu số 01 của tất cả các đối tác doanh nghiệp, khách hàng cá nhân trong quá trình chạy quảng cáo. Hay các chiến dịch branding marketing cho các doanh nghiệp. Nếu bạn chưa thực sự tự tin về các chiến lược marketing của mình, thì đừng ngần ngại, hãy thử liên hệ ngay với Solo Media. Solo Media, tự tin với những kinh nghiệm cũng như các thương hiệu mà Solo Media đã thành công các case study thì, chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp bạn xây dựng thương hiệu.
Liên hệ với chúng tôi qua hotline 085 525 1789 hoặc Fanpage Facebook để được tư vấn ngay nhé!
ĐỂ LẠI THÔNG TIN DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ!